• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Quan điểm
  • Cảm hứng
  • Sách
  • Kỹ năng
  • Trạm phát thanh
Trà đá nào, bạn mình ơi!

Trà đá nào, bạn mình ơi!

Leng Keng Trà Đá

Vì sao những người yêu nhau lại làm tổn thương nhau?

03/09/2021 by lengkengtrada Leave a Comment

Bài viết được lấy cảm hứng từ trò chơi Q&A giữa mình và đứa bạn thân trong những ngày ở nhà giãn cách xã hội. Bạn đọc nếu muốn tham gia cùng có thể để lại câu hỏi dưới comment bài viết này hoặc inbox về fanpage Leng Keng Trà Đá. Mình sẽ phản hồi lại các câu hỏi bằng các bài viết tiếp theo nhé. Còn bây giờ thì bắt đầu thôi nào!

Tình yêu có rất nhiều cấp độ khác nhau, từ thấp tới cao.

Ở cấp độ thấp, tình yêu tồn tại sự trao đổi qua lại để thoải mãn mưu cầu của nhau. Ở cấp độ này vẫn có sự hiện diện của bản ngã (Ego) của con người. Đặc tính của bản ngã là luôn vun vén cho lợi ích của nó trước. Tuy anh yêu em nhưng em phải thỏa mãn được mong muốn A, B,C của anh trước, nếu không anh sẽ quay lưng hoặc tìm cách đáp trả (hầu hết sẽ gây nên sự tổn thương cho đối phương). Ở đây không có sự đánh giá đúng hay sai, đơn giản là ở cấp độ thấp của tình yêu, con người chỉ nhận thức được tới đó nên họ không biết làm thế nào để vừa yêu thương người khác, vừa tránh cho bản thân và đối phương khỏi những tổn thương. Nên những người yêu nhau mà còn làm tổn thương nhau thì cũng không có gì sai vì một người trình độ lớp một thì chưa thể giải toán cao cấp của bậc đại học. Cứ tự bước đi và học hỏi rồi dần dần sẽ ngộ được ra vấn đề, chỉ cần luôn giữ cho lòng còn tình yêu thương là được.

Loại tình yêu còn lại là tình yêu của bậc thánh nhân (Đức Phật, Quan Âm Bồ Tát, Chúa Jesus…, những người đã rèn luyện tâm linh đến độ giác ngộ hoàn toàn). Khi ở trạng thái giác ngộ, họ tự nhận thức về chính mình là sự hợp nhất với cái toàn thể vĩ đại, không còn sự phân chia tốt – xấu, đúng – sai, ta – người, cao – thấp nữa. Mọi sự đều thuộc về một thể và tình yêu thương tự dâng tràn là rất bao la. Tình yêu này tuôn chảy tới mọi người, mọi vật trên đời một cách tự nhiên mà không có sự mưu cầu, đáp trả. Bởi vì tình yêu luôn tràn đầy từ bên trong, đó là tình yêu vô điều kiện.

Luôn có một ý định tích cực đằng sau mỗi hành vi.

Một trong 6 giả định cơ bản của NLP (Neuro Linguistic Programming) là “Có một ý định tích cực đằng sau mỗi hành vi”. Hành vi bao gồm hành động, suy nghĩ, triệu chứng, cử chỉ của một con người, nó là biểu thị của các phần trong họ và nó tách biệt với ý định.
Trong cách cư xử giữa người với người (không phải giữa các phần bên trong con người), một người có thể có ý định tốt đối với người kia và cố gắng gửi đi một thông điệp tích cực. Nhưng cách làm của người này khiến thông điệp truyền đi không đúng với ý định ban đầu và có thể gây ra tác dụng người lại khiến đối phương bị tổn thương, điều này được áp dụng trong mọi trường hợp, bao gồm cả tình yêu.
  • Hành vi: Một đôi tình nhân chuẩn bị để tới ra mắt bố mẹ nhà bạn trai. Anh nói với người yêu, “Cái váy này đi với đôi giày này trông xấu tệ – chúng chẳng hợp với nhau tý nào.” Và anh ấy thay vì mặc những bộ cánh điệu đà hằng ngày, cô gái có thể mặc những bộ đồ kín đáo và chín chắn hơn. (Cô gái lấy làm bực mình và họ cãi nhau).
  • Ý định: Người bạn trai muốn cô gái ăn mặc phù hợp để tạo ấn tượng tốt với người lớn trong nhà, bởi vì anh rất coi trọng mối quan hệ của hai người.

Ở trường hợp khác, hành vi có thể được thực hiện với một ý định tích cực bên trong mỗi cá nhân (thay vì mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân với nhau như ví dụ trên) nhằm mục đích bảo vệ hoặc thúc đẩy. Ví dụ, trong mối quan hệ yêu đương, chàng trai luôn đối xử tử tế với cô gái nhưng lại tìm cách thoát khỏi những tình huống thân mật. Điều này khiến cô gái cảm thấy hoài nghi về bản thân cũng như tình cảm của anh ta đối với mình. Tuy nhiên rất có thể, chàng trai này thuộc kiểu gắn bó né tránh (1 trong 3 kiểu gắn bó của thuyết gắn bó). Những người thuộc kiểu gắn bó này sẽ coi sự thân mật là mất độc lập và luôn cố gắng giảm thiểu sự gần gũi.

  • Hành vi: Luôn tìm cách né tránh khỏi những tình huống thân mật
  • Ý định: Tránh được cảm giác buồn bực và thậm chí là sợ hãi mất đi sự độc lập khi phải thân mật với ai đó.
Dù ở trường hợp nào, nếu bạn nhìn nhận vấn đề xảy ra theo giả định “Luôn có một ý định tích cực đằng sau mỗi hành vi” rất có thể bạn sẽ trả lời được câu hỏi ” Vì sao yêu nhau lại làm tổn thương nhau?”. Tuy nhiên đó là câu chuyện của lý trí. Thật khó để một người bị tổn thương có thể bình tĩnh nghĩ xem cái người kia có ý định tốt gì đằng sau hành vi của họ. Điều bạn cần làm là tôn trọng, vỗ về cảm xúc thật của bản thân và các phần bên trong của con người mình. Đến khi cảm xúc bình lặng trở lại như sóng biển sau cơn dâng, bạn hãy dùng lý trí nhớ lại giả định trên, đứng ở vị trí của người làm tổn thương mình để xem xét. Giả định này sinh ra không phải để biến bạn thành thánh nhân với sự bao dung vô bờ bến. Nếu tin tưởng và áp dụng, nó có thể giúp bạn hiểu hành vi của đối phương, từ đó đưa ra lựa chọn tiếp tục vun vén bằng sự thấu hiểu hay kết thúc một mối quan hệ với tâm thế nhẹ lòng hơn.

Filed Under: Quan điểm Tagged With: tâm lý

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

You must be logged in to post a comment.

Primary Sidebar

WE HEAL TOGETHER

Bài viết mới nhất

Lắng nghe và tôn trọng cảm xúc cá nhân bằng “Những ô màu cảm xúc”

04/02/2022 By lengkengtrada

Ai rồi cũng (cần) một lần nghỉ việc (đúng nghĩa) trong đời (Phần 2)

02/02/2022 By lengkengtrada

Ai rồi cũng (cần) một lần nghỉ việc (đúng nghĩa) trong đời (Phần 1)

02/02/2022 By lengkengtrada

Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số một? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hy sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Kết Nối

  • Email
  • Facebook
  • Instagram

Copyright 2021© 2023 Leng Keng Trà Đá. All rights reserved.