• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Quan điểm
  • Cảm hứng
  • Sách
  • Kỹ năng
  • Trạm phát thanh
Trà đá nào, bạn mình ơi!

Trà đá nào, bạn mình ơi!

Leng Keng Trà Đá

Giáo dục trẻ bằng đòn roi và vòng lặp gây ra chấn thương cho các thế hệ

01/01/2022 by lengkengtrada Leave a Comment

Nuôi dạy con là bài toán có chung đáp án lý tưởng, nhưng không có cùng chung công thức giải với nhiều biến số.
Những ngày cuối năm 2021, cả newsfeed của mình nổi sóng bởi câu chuyện về bạn nhỏ 8 tuổi bị bạo hành. Mỗi người một ý kiến. Hầu hết là phẫn nộ và đòi công lý. Mình thấy đó là chuyện bình thường và không có gì sai. Chỉ tới khi mình đọc được những ý kiến trái chiều về việc dùng đòn roi để dạy dỗ trẻ như kiểu: “Đòn roi không phải liều thuốc tiên, đòn roi không phải là một phương pháp giáo dục đáng khuyến khích. Nhưng, đòn roi có những giá trị riêng của nó.” thì mình mới thực sự bị thu hút vào sự kiện này.
giao-duc-tre-bang-don-roi-va-vong-lap-gay-ra-chan-thuong-cho-cac-the-he-01

Đúng hay sai khi giáo dục trẻ bằng đòn roi, bạo lực

Mình vừa sinh nhật 26 tuổi, chưa lập gia đình và tất nhiên mình chưa có con. Nhưng mình đã từng là một đứa trẻ và đang là một người con nên mình sẽ đưa quan điểm về vấn đề giáo dục trẻ bằng đòn roi (không phải bạo hành trẻ nhỏ vì trường hợp này đúng sai đã quá rõ ràng rồi) ở vai trò đó.
Đối với mình, dù với lý do gì, cha mẹ dùng đòn roi với con cái chỉ xuất phát từ hai lý do: Một là từ sự bất lực trong cách dạy con. Và hai là sự vặn vẹo, méo mó trong cách nhìn nhận của họ về vấn đề giáo dục một đứa trẻ.
Trong trường hợp số một, có lẽ những người bố mẹ này vẫn còn sự quan tâm và yêu thương dành cho con của họ. Những trận đòn roi thường bộc phát bởi cảm xúc tiêu cực tại một thời điểm do phụ huynh không kiểm soát được cảm xúc của họ. Đa số những người này đánh xong rồi lại hối hận. Theo mình nếu cảm thấy bất lực quá có thể dừng lại và tạm thời tránh tiếp xúc với con. Đến khi cảm xúc tiêu cực qua đi thì tìm hướng giải quyết.
Trường hợp số hai, như mình có nói, những bố mẹ này có sự lệch lạc và méo mó về cách nhìn nhận về giáo dục con cái. Việc này có thể xuất phát từ hoàn cảnh sống, bối cảnh gia đình (ví dụ như bản thân họ cũng từng là đứa trẻ bị bạo hành) hoặc những áp lực từ cuộc sống hiện đại. Đối với họ, có thể bạo lực, đòn roi chính là cách để yêu thương con cái hoặc là cách họ trả thù, phản hồi lại với những tổn thương từ trong quá khứ.
Và dù vì lý do gì thì với mình, dùng phương thức giáo dục bằng đòn roi với một đứa trẻ là một điều không thể chấp nhận (tất nhiên mình nói trong TH hành động này có tính lặp lại và kéo dài) bởi nó ảnh hưởng cả về thể xác và tâm lý của một đứa trẻ.
Vấn đề thể xác thì mình không nói nữa, vì nó rõ rành rành rồi. Cái mình muốn nói ở đây là sự tổn thương về tâm lý của một đứa trẻ.

Giáo dục trẻ bằng đòn roi và vòng lặp gây ra chấn thương cho các thế hệ

Bạn có thể vẫn sống tốt, vẫn trưởng thành trong những trận đòn roi của bố mẹ không có nghĩa là đứa trẻ khác cũng vậy. Bối cảnh sống khác nhau hình thành nên những vấn đề tâm lý hoàn toàn khác nhau. Quan trọng hơn là không ai có thể đoán được hay cảm nhận được những biến đổi tiềm ẩn bên trong tâm lý của một người, nhất là những đứa trẻ.
Bạn đánh một đứa trẻ xong, bạn có thể nhìn thấy những thay đổi trên xác thịt ngay lập tức nhưng bạn chẳng thể nào biết trong đầu tụi trẻ nó đang nghĩ gì. Thậm chí chính bản thân tụi nó còn không biết tâm lý của bản thân đang dần bị ảnh hưởng và biến đổi vì những hành vi của những người xung quanh làm đối với nó.
“Cha mẹ đánh đập tôi khi tôi còn nhỏ nhưng tôi không bị chấn thương tâm lý gì cả” – Đây là lời của một người đàn ông bị tố cáo vì có hành vi bạo lực thân thể người khác.
“Khi tôi còn nhỏ, bố mẹ để tôi khóc một mình cho đến khi tôi thiếp đi và điều tồi tệ là tôi không được đi chơi bên ngoài” – Đây là lời của một người đàn ông dành hàng giờ liền trên mạng xã hội, cho dù việc đó ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của anh.
:Cha mẹ trừng phạt tôi khi còn nhỏ nhưng tôi vẫn ổn” – Đó là lời của một người đàn ông mà mỗi khi mắc lỗi thì luôn nói với bản thân những lời miệt thị như một kiểu tự trừng phạt.
Và cứ thế, chúng ta đi qua nhiều cuộc đời, lắng nghe nhiều người tự nhận mình đang rất “ổn” và không hề mang chút tổn thương nào, nhưng nghịch lý thay, trong một xã hội đầy rẫy bạo lực và những người đầy thương tích. Chuyện này cứ được sao chép và nhân rộng. Đã đến lúc chúng ta cần phá vỡ vòng lặp gây ra chấn thương cho các thế hệ này.
giao-duc-tre-bang-don-roi-va-vong-lap-gay-ra-chan-thuong-cho-cac-the-he-02
Chính bởi vậy, quan điểm của mình về vấn đề giáo dục trẻ bằng đòn roi chính là:
Trừ khi bạn lường trước được những biến đổi tâm lý trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ, bằng không đừng bao giờ nghĩ rằng: đòn roi là phương pháp giáo dục có giá trị riêng của nó. Mình tin rằng, bỏ qua tư duy kiểm soát và không dùng bạo lực như một công cụ đàn áp ý chí người khác thì bố mẹ sẽ tìm ra cách dạy con đúng đắn.
(Bonus)
Đồ thị cuộc đời được áp dụng trong quá trình trị liệu cho người trầm cảm bằng phương pháp Liên Cá Nhân (IPT). Bằng cách ngồi xuống và vẽ lại đồ thì này, người trầm cảm ghi lại những thăng trầm, sự kiện tích cực và tiêu cực, những người liên quan, những áp lực cùng những yếu tố hỗ trợ, từ đó giúp bác sĩ hiểu được bối cảnh xuất hiện và tiến triển của trầm cảm ở người bệnh. Theo phương pháp này, sau khi vẽ đồ thị này, người bệnh sẽ được xác định mức quan trọng và ảnh hưởng của của các nhân vật xung quanh cuộc sống người bệnh.
review-sach-dai-duong-den-phan-2-03
Nếu rảnh, ngay cả khi sức khỏe tâm lý của bạn khỏe mạnh, hãy thử ngồi xuống và vẽ lại đồ thị cuộc đời của mình, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng, mỗi sự kiện đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực, giúp hình thành nên con người của bạn ở hiện tại. Trong quá trình đọc sách Đại Dương Đen của tác giả Đặng Hoàng Giang, mình đã thử và kết quả thực sự rất đáng để suy ngẫm. Đặt mua sách TẠI ĐÂY.
——————–
Trong bài viết có sử dụng một phần nội dung bài viết của Kayt Ridgley (bản dịch của Crabit Kidbooks). Những điều mình viết đều dựa trên quan điểm, suy nghĩ và hiểu biết của cá nhân, không có mang tính học thuật về tâm lý.

Filed Under: Quan điểm

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

You must be logged in to post a comment.

Primary Sidebar

WE HEAL TOGETHER

Bài viết mới nhất

Lắng nghe và tôn trọng cảm xúc cá nhân bằng “Những ô màu cảm xúc”

04/02/2022 By lengkengtrada

Ai rồi cũng (cần) một lần nghỉ việc (đúng nghĩa) trong đời (Phần 2)

02/02/2022 By lengkengtrada

Ai rồi cũng (cần) một lần nghỉ việc (đúng nghĩa) trong đời (Phần 1)

02/02/2022 By lengkengtrada

Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số một? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hy sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Kết Nối

  • Email
  • Facebook
  • Instagram

Copyright 2021© 2023 Leng Keng Trà Đá. All rights reserved.