• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Quan điểm
  • Cảm hứng
  • Sách
  • Kỹ năng
  • Trạm phát thanh
Trà đá nào, bạn mình ơi!

Trà đá nào, bạn mình ơi!

Leng Keng Trà Đá

Thử thách 14 ngày tôi, sách và viết – Ngày 02

09/11/2021 by lengkengtrada Leave a Comment

Năm mình 19 tuổi, bạn 19 tuổi

Năm mình 20 tuổi, bạn 20 tuổi

Năm mình 21 tuổi, bạn 21 tuổi

Năm mình 22 tuổi, bạn 22 tuổi

Năm mình 23 tuổi, bạn 23 tuổi

Năm mình 24 tuổi, bạn 23 tuổi

Thương nhớ gửi tới bạn của tôi, người dành cả thanh xuân để “cảm hóa” tình bạn của chúng ta.

– Bạn là ai? – Hoàng tử bé hỏi. – Bạn dễ thương quá…

– Mình là cáo – con cáo trả lời.

– Lại đây chơi với mình đi – hoàng tử bé đề nghị nó. – Mình buồn quá…

– Mình không thể chơi với bạn được – con cáo nói. – Mình chưa được cảm hoá.

– À! Xin lỗi! – Hoàng tử bé thốt lên.

Nhưng sực nhớ ra, cậu hỏi lại:

– “Cảm hoá” nghĩa là gì?

– Bạn không phải người ở đây – con cáo nói – bạn đi tìm gì vậy?

– Mình đi tìm con người. – Hoàng tử bé nói. – “Cảm hoá” nghĩa là gì?

– Con người – con cáo nói – họ có súng và họ đi săn. Thật là phiền toái! Họ còn nuôi gà nữa. Đó là chuyện được nhất ở họ. Bạn có tìm gà không?

– Không, mình đi tìm bạn bè. “Cảm hoá” nghĩa là gì?

– Đó là thứ bị lãng quên lâu lắm rồi. Nó có nghĩa là “làm cho gần gũi hơn…”

– Làm cho gần gũi hơn?

– Chứ sao – con cáo lên giọng. – Bạn đối với mình mới chỉ là một cậu bé giống như cả trăm nghìn cậu bé. Và mình không cần đến bạn. Còn bạn cũng chẳng cần gì đến mình. Mình đối với bạn chỉ là một con cáo giống như cả trăm nghìn con cáo. Nhưng, nếu bạn cảm hoá mình, tụi mình sẽ cần đến nhau. Lúc đó bạn đối với mình sẽ là duy nhất trên đời. Mình đối với bạn sẽ là duy nhất trên đời…

(Theo Saint-Exupéry, Hoàng tử bé, Nguyễn Tấn Đại dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005, tr. 68 – 75; Nguyễn Tấn Đại hiệu đính bản dịch, 2020).

Hoàng tử bé không phải là quyển sách đầu tiên mình nghĩ tới cho chủ đề ngày 02. Trước đó mình đã chọn Tuổi thơ dữ dội của Phùng Khoán bởi mình nghĩ, không gì đẹp hơn tình bạn của những người lính nhỏ tuổi thời kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nhưng khi đặt tay xuống bàn phím, mình cảm nhận được sự lấn cấn bên trong. Không phải ngẫu nhiên mình đặt tên thử thách là Tôi, sách và viết. Mọi câu chuyện dù gắn với bất kỳ quyển sách nào đều cần xuất phát điểm từ cái tôi. Đó mới chính là mấu chốt để tìm ra sự kết nối giữa bản thân và sách.

Trước khi xảy ra sự kiện giúp mình nhìn nhận lại bản thân như đã chia sẻ ở ngày 01, mình vẫn luôn là gắn chặt với những nhận định trống rỗng, thiếu màu sắc lên người. Điều này trở thành rào cản ngăn mình hòa nhập với môi trường xung quanh khi bước vào Đại học. Suốt thời gian học quân sự (trường mình học khi mới nhập trường) mình gần như không chơi với bất kỳ ai. Luôn tới trường với chiếc mũ chìa đen và ngồi thu lại một góc.

Những ký ức này khiến mình nhớ tới Hoàng Tử Bé của Saint-Exupéry. Sự “cảm hóa” của Hoàng Tử Bé dành cho Con Cáo cũng giống như sự “cảm hóa” của bạn dành cho mình.

Ngày đầu tiên gặp, bạn chỉ là một cô gái giống cả trăm nghìn cô gái. Và mình không cần đến bạn. Còn bạn cũng chẳng cần đến mình. Mình đối với bạn cũng chỉ là một cô gái giống cả trăm nghìn cô gái. Nhưng bạn vì một lý do nào đó mình chưa từng hỏi đã quyết định “cảm hóa” mình. Nụ cười của bạn, hành động xích gần lại để bắt chuyện bằng tất cả sự nhẫn nại khiến cuộc sống đơn sắc của mình được chiếu sáng.

Thông tin cơ bản về sách

Hoàng Tử Bé là quyển sách dành thiếu nhi nhưng dành tặng cho những người lớn. Những người đang cảm thấy chán thế giới của “người lớn” và muốn tìm lại phần trẻ thơ trong sáng và giàu tưởng tượng. Sách được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Tác phẩm đã được dịch sang hơn 250 ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng địa phương) và cho đến nay đã bán được hơn 200 triệu bản khắp thế giới, trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại, được phát triển thành một sê ri truyện tranh 39 chương bởi Élyum Studio, và một phiên bản graphic novel bìa cứng chuyển thể bởi danh họa tài năng Joann Sfar. Mua sách Hoàng Tử Bé TẠI ĐÂY. 

Về tác giả

Theo Wikipedia, Antoine Marie Jean-Baptiste Roger de Saint-Exupéry, thường được biết tới với tên Antoine de Saint-Exupéry hay gọi tắt là Saint-Ex (sinh ngày 29 tháng 6 năm 1900 – mất tích ngày 31 tháng 7 năm 1944) là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng. Saint-Exupéry được biết tới nhiều nhất với kiệt tác văn học Hoàng tử bé (Le Petit Prince).

Tác phẩm của Saint-Exupéry tập trung vào đề tài phi công hoặc lấy cảm hứng từ những chuyến bay của chính tác giả. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Hoàng tử bé, nói về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa một phi công bị rơi xuống sa mạc với cậu bé ngoài hành tinh. Do mất tích khi mới 44 tuổi và cũng dành rất nhiều thời gian để thực hiện các chuyến bay, số lượng tác phẩm của Saint-Exupéry không nhiều, nhưng đa phần đều đặc sắc.

Thông tin thử thách 14 ngày tôi, sách và viết tại đây!

Filed Under: Cảm hứng, Sách Tagged With: review sách, thử thách 14 ngày

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

You must be logged in to post a comment.

Primary Sidebar

WE HEAL TOGETHER

Bài viết mới nhất

Lắng nghe và tôn trọng cảm xúc cá nhân bằng “Những ô màu cảm xúc”

04/02/2022 By lengkengtrada

Ai rồi cũng (cần) một lần nghỉ việc (đúng nghĩa) trong đời (Phần 2)

02/02/2022 By lengkengtrada

Ai rồi cũng (cần) một lần nghỉ việc (đúng nghĩa) trong đời (Phần 1)

02/02/2022 By lengkengtrada

Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số một? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hy sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Kết Nối

  • Email
  • Facebook
  • Instagram

Copyright 2021© 2023 Leng Keng Trà Đá. All rights reserved.