• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Quan điểm
  • Cảm hứng
  • Sách
  • Kỹ năng
  • Trạm phát thanh
Trà đá nào, bạn mình ơi!

Trà đá nào, bạn mình ơi!

Leng Keng Trà Đá

Chúng ta tự tạo ra những vòng lặp khổ đau cho mình như thế nào?

28/08/2021 by lengkengtrada Leave a Comment

Bạn có biết rằng, chính mình là người sáng tạo ra các trải nghiệm, các tình huống và hoàn cảnh trong cuộc đời mình? Dưới góc nhìn ở cấp độ năng lượng, bài viết này sẽ đóng góp nguồn thông tin và hiểu biết cho hành trình phát triển và hàn gắn bản thân của bạn. 

Quá trình tạo ra các khổi tắc nghẽn (trong trường năng lượng)

Chúng ta tạo ra một khối tắc nghẽn khi trải nghiệm điều gì đó làm chúng ta Sợ Hãi. Các khối tắc nghẽn này bắt đầu được hình thành trong thời gian ngắn sau khi chào đời (thậm chí trước đó). Trải nghiệm càng lặp lại nhiều và đau đớn bao nhiêu, tắc nghẽn càng được củng cố mạnh mẽ bấy nhiêu.

Vì tất cả các gia đình đều có một vài khuôn mẫu tiêu cực lặp đi lặp lại, nên tất cả các trẻ em lớn lên trong môi trường đó sẽ tạo ra các khối tắc nghẽn trong trường năng lượng của chúng. Điều này xảy ra với tất cả mọi người.
Đó có thể là một tai nạn đơn thuần, hoặc có thể là cách xử sự tiêu cực của người lớn đối với chúng. Tôi lấy một ví dụ đơn giản như sau:

Bạn 5 tuổi, mẹ đang sắp bàn ăn tối với các đồ sứ và pha lê đẹp đẽ nhất của bà, bạn hăng hái muốn giúp đỡ mẹ nên với tay cầm lên một chiếc ly pha lê nhưng bạn bước hụt và ngã. Chiếc ly pha lê vỡ tan tành. Mẹ cuống cuồng hoảng hốt, bà quát tháo om xòm và trừng mắt tức giận với vẻ mất lòng tin, bà còn nạt lên để bạn phải nín khóc. Bà vừa tiếc của vừa tiếc công dọn dẹp đống đổ vỡ dưới sàn nhà, rồi bà lo cho bạn có bị làm sao không khiến bà càng điên tiết. Sau đó bà cũng nhận ra những phản ứng vừa rồi và bình tĩnh lại, nhưng đã quá muộn. Vào giây phút bạn ngã xuống, bạn đã Nín Thở. Những cảm xúc trìu mến của việc đỡ đần mẹ đã biến mất. Bạn kinh hãi tột cùng. Kể từ khoảnh khắc đó bạn sợ sệt và cẩn trọng hơn mỗi khi muốn khóc và bộc lộ cảm xúc trong lòng. Các cảm xúc liên quan đến việc muốn giúp đỡ người khác cũng bị nỗi dè dặt làm cho lu mờ.

Khi một sự kiện tương tự xảy ra ở lần tiếp theo, khối tắc nghẽn của bạn sẽ được bổ sung thêm nhiều năng lượng phòng thủ để khối tắc nghẽn trở nên mạnh mẽ và kiên cố hơn, bạn càng ngày càng thận trọng hơn trong việc giúp đỡ ai đó. Đây là một ví dụ đơn giản để bạn có sự hình dung. Xuyên suốt thời thơ ấu, cuộc đời mỗi con người đầy ắp những trải nghiệm lặp đi lặp lại tiêu cực và phức tạp hơn vậy rất nhiều.

Một khối tắc nghẽn được tạo ra như thế nào? (trong trường năng lượng)

Ngay khi chúng ta bị Giật Mình hoặc cảm thấy Sợ Hãi. Điều đầu tiên mà chúng ta làm là đột ngột hít một hơi rồi nín thở. Cơ thể được cảnh báo để khởi động chế-độ-sinh-tồn (Chiến đấu hay bỏ chạy – Fight or Flight). Ngay khoảnh khắc này, dòng chảy năng lượng bị gián đoạn và xảy sự phân tách giữa ý-thức-năng-lượng của Ý Nghĩ và ý-thức-năng-lượng của Cảm Xúc. Năng Lượng Cảm Xúc bị đông cứng lại, Năng Lượng Tâm Trí trở nên hoạt bát và tỉnh táo. Từ đó chúng ta phân tách chính mình ra làm hai (Tính nhị nguyên – hai mặt: Tốt – Xấu, Đúng – Sai…). Tâm trí của chúng ta được thiết lập để nhìn ra bất kỳ tình huống nào tương tự như các tình huống đau đớn thời thơ ấu. Sự phân tách giữa tâm trí và cảm xúc này vẫn giữ nguyên ở trạng thái như vậy nhiều năm thậm chí cả đời nếu chúng không được nhận diện và hàn gắn.

Việc thiếu đi Năng Lượng Cảm Xúc để thúc đẩy các sáng tạo thực tại, những sáng tạo ấy sẽ không thể hoàn tất và chúng ta sẽ không thành công, bởi vì:

  • Tâm Trí quyết định thứ được sáng tạo.
  • Cảm Xúc thúc đẩy quá trình sáng tạo.
  • Ý Chí định hình những sáng tạo.

Nếu không có đồng bộ 3 yếu tố này, sự sáng tạo thực tại của chúng ta bị cản trở.

Tại sao các khối tắc nghẽn không biến mất mà còn mạnh mẽ thêm?

Các khối tắc nghẽn đơn giản sẽ không biến mất, bởi vì đơn giản chúng không thể. Chúng thiếu nhiên liệu để tự đả thông được chính mình. Vì Năng Lượng Tâm Trí vẫn hoạt động và Năng Lượng Cảm Xúc bị đông cứng, chúng vẫn bị tắc nghẽn. Hãy thử nhớ lại một ký ức tổn thương của mình, bạn vẫn gợi lại được những hình ảnh này dễ dàng, nhưng không còn khóc như hồi đó. Có đúng thế không?

Những khối tắc nghẽn vẫn ở đó cho đến khi được nạp đủ năng lượng để giải phóng các cảm xúc tuôn chảy trở lại. Đó là khi Năng Lượng Tâm Trí và Năng Lượng Cảm Xúc tái hợp nhất.

Giải phẫu một khối tắc nghẽn

Một khối tắc nghẽn trong trường năng lượng gồm 4 lớp. Mỗi lớp giúp cố định cho nó nằm nguyên tại chỗ.

  • Lớp thứ 4 (ngoài cùng): Vòng bảo vệ – lớp này rất chắc chắn mà chúng ta không để cho mọi người xuyên qua. Chúng giữ cho ta cư xử răm rắp theo nề nếp gia đình và các thông lệ văn hoá đã trở thành môi trường vây bọc chúng ta từ bé đến lớn.
  • Lớp thứ 3: Phản ứng cảm xúc. Khi gặp tình huống “bên ngoài” đủ mạnh để trigger – kích hoạt khiến khơi dậy các hành vi phi lý trí, nếu tình huống đủ mạnh có thể xuyên qua vòng này.
  • Lớp thứ 2: Chấn thương ban đầu với những cảm xúc khó chịu chứa đựng trong nó. Lớp này rất khó được chạm vào để được giải phóng bởi chúng ta quá sợ hãi đối diện với nỗi đau.
  • Lớp trong cùng: Năng lượng sáng tạo cốt lõi – bị ngăn chặn và vây bọc trong khối tắc nghẽn. Chỉ khi giải phóng được năng lượng sáng tạo này thì cuộc sống của bạn mới có những biến chuyển như mong muốn.

Trong quá trình trẻ em lớn lên ,chúng học các khuôn mẫu phòng vệ để ngăn chặn những đau đớn đã tác động đến chúng từ lúc chúng còn nhỏ. Đến thời điểm trẻ được 2 – 3 tuổi, chúng đã bị nói “KHÔNG” cỡ 60.000 lần. Các hệ thống phòng vệ bắt đầu hình thành không chỉ để bảo vệ trẻ khỏi tổn thương, mà còn để thao túng thế giới nào giúp chúng đạt được điều chúng muốn. Chúng học theo một lối ứng xử bầy kỳ nào đó miễn là có tác dụng trong già đình. Đáng tiếc thay, tất cả các hệ thống phòng vệ đều có tính nhị nguyên. Và thật bất hạnh, điều này có nghĩa là trẻ em sẽ phải phân chia năng lượng Tâm Trí và Cảm Xúc của chúng. Vì vậy mà trẻ em trở thành nhị nguyên, và với mỗi trải nghiệm đau đớn, nỗi đau sẽ càng bị nén sâu vào trong vết thương.

Chúng ta trở nên rất nhạy cảm đối với các tình huống đặc biệt có nguy cơ làm dậy lên một dòng chảy năng lượng có thể làm xáo trộn tắc nghẽn (nếu xáo trộn này đủ lớn có thể làm giải phóng các cảm xúc bên trong nó), nhưng vì nhận thức trẻ thơ của chúng ta quá đau đớn và sợ hãi, chúng ta hình hành nên các phản ứng phòng thủ bằng phản ứng chôn vùi, đè nén, lảng tránh hoặc trốn chạy hoàn toàn khỏi tổn thương cũ. Vì vậy chúng ta thường tránh các tình huống như vậy trong đời mình. Trên thực tế, chúng ta tạo ra lối sống để giữ cho các khối tắc nghẽn ở-nguyên-tại-chỗ.

Khi đã trưởng thành, bất cứ tình huống “bên ngoài” nào tương tự như trải nghiệm chưa được giải toả thời thơ ấu đều có thể khơi dậy hành vi phi lý trí và đầy cảm xúc từ bên trong. Năng lượng phi lý và đầy cảm xúc này bị bỏ mặc mà không được giải toả. Nó là phần bảo vệ còn lại của chúng ta khi còn là một đứa trẻ – khi ấy chúng ta đã cố gắng tự bảo vệ mình nhưng bất lực.

Ở thời thơ ấu, chúng ta không có sức mạnh nào để thay đổi hoàn cảnh căn bản của mình. Trẻ nhỏ hoàn toàn không có sức mạnh để thay đổi các khía cạnh nhất định trong hoàn cảnh của chúng. Cấp độ phát triển nhận thức của chúng ta chỉ dừng lại ở chừng mực một đứa trẻ – đứa trẻ ấy, vốn tri thức chưa phát triển, trải nghiệm thế giới ở các thái cực đối lập nhau. Các kết luận của ý thức trẻ thơ về thế giới là không đúng đắn.

Rất nhiều nỗi sợ hãi mà người trưởng thành thể hiện trong các đợt trị liệu khi được gợi ý đi sâu vào các đau đớn thủa thiếu thời, chính sự khiếp hãi trước trải nghiệm về nỗi bất lực tuyệt đối cản trở họ trải nghiệm lại chúng. Vết thương bị che phủ bên trong lớp phòng vệ và trở thành một khối tắc nghẽn trong trường năng lượng. Các trải nghiệm đau đớn lặp lại sẽ tụ vào nhau theo nguyên tắc “giống nhau thì hút nhau”.

Theo thời gian, các khối tắc nghẽn và các lớp phòng vệ trở nên mạnh mẽ hơn. Sự phòng vệ khiến trường năng lượng bị biến dạng nhiều hơn. Chúng ta phát triển “Các Vòng Lặp Luẩn Quẩn” mà thông qua đó chúng ta tái luân chuyển đau khổ của mình bằng cách tái tạo các kinh nghiệm đau đớn tương tự – thứ sau đó sẽ đem thêm nhiều tắc nghẽn trong trường năng lượng.

Ví dụ, những trẻ em có cảm giác bị bỏ rơi khi trưởng thành sẽ có thể tiếp tục thu hút các tình huống trong đó chúng bị bỏ rơi. Trẻ em từng bị xâm hại khi trưởng thành có thể thu hút các tình huống trong đó chúng bị xâm hại hoặc bị đối xử tàn tệ. Bạn có thể suy nghĩ về một số ví dụ của cá nhân mình từ thời thơ ấu. Hệ thống niềm tin nhị nguyên ẩn bên dưới có thể giống với những niềm tin kiểu như, “tôi thật tệ”, “tôi không không đủ tài giỏi”, “tôi không đủ tốt”. 

Đọc tiếp phần 2 của loạt bài viết: Vòng lặp khổ đau của vô vọng, tuyệt vọng và sự chối bỏ sức mạnh của bản thân.

Nội dung bài được Body & Mind trích lược/ tóm gọn từ bộ sách gồm 3 cuốn của bà Barbara Brennan. 

Filed Under: Quan điểm Tagged With: body&mind

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

You must be logged in to post a comment.

Primary Sidebar

WE HEAL TOGETHER

Bài viết mới nhất

Lắng nghe và tôn trọng cảm xúc cá nhân bằng “Những ô màu cảm xúc”

04/02/2022 By lengkengtrada

Ai rồi cũng (cần) một lần nghỉ việc (đúng nghĩa) trong đời (Phần 2)

02/02/2022 By lengkengtrada

Ai rồi cũng (cần) một lần nghỉ việc (đúng nghĩa) trong đời (Phần 1)

02/02/2022 By lengkengtrada

Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số một? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hy sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Kết Nối

  • Email
  • Facebook
  • Instagram

Copyright 2021© 2023 Leng Keng Trà Đá. All rights reserved.