Chúng ta tạo đi tạo lại các “vòng lặp khổ đau”, ngăn cản mình tạo ra một cuộc đời mà chúng ta muốn bằng các hàng rào Phòng Vệ. Những hàng rào Phòng Vệ này bao bọc vết thương gốc và tạo ra một loại nỗi đau khác được gọi là “nỗi đau nhức nhối”. Bởi vì chúng ta né tránh cảm giác đau đớn gốc và sự vô vọng của vết thương trong ta, khiến nó ngày càng trở nên nhức nhốt hơn và kháng cự nhiều hơn.

Tất cả chúng ta đều tạo ra các vòng luẩn quẩn các trải nghiệm đau đớn trong cuộc đời mình, bởi sự thiếu kiến thức về bản thân, về tình yêu thương cho chính mình, hiểu sai cách mà vũ trụ/ tạo hoá thể hiện thông qua mỗi con người. Chúng ta còn bị kẹt trong những khái niệm sai lầm và hệ thống niềm tin thiếu sót. Càng muốn ngăn chặn nỗi đau, ta càng vô tình đưa vào đó nhiều sự Phòng Vệ hơn để làm ngưng tiến trình hàn gắn bản thân. Thực tế sự phòng vệ luôn gây nhiều thống khổ hơn so với nỗi đau cốt lõi nằm trong khối tắc nghẽn:
Cấu trúc vòng lặp khổ đau
Bước 1: Tuyến Phòng Vệ đầu tiên
Năng lượng chạm vào lớp phòng vệ gây trạng thái mất cân bằng bên trong.
Vd: Người yêu, bạn bè, cấp trên hay cha mẹ nói hoặc làm một điều gì đó khuấy động hệ thống Phòng Vệ đầu tiên của bạn. Lớp phòng vệ này hoạt động bằng tiếng nói trong đầu: “Tôi ổn cả”.
Bước 2. Tuyến Phòng vệ thứ 2
Năng lượng xuyên qua lớp phòng vệ đầu tiên và làm khuấy động lớp phòng vệ thứ 2. Được gọi là những tình huống bạn bị trigger – kích hoạt cảm xúc bốc đồng, bạn có những cư xử hồ đồ, những lời nói thiếu kiểm soát, dễ gây tổn thương cho người khác mà bạn không cố ý làm vậy, khi qua rồi bạn cũng không hiểu tại sao mình vừa hành xử như thế, hay gọi nôm na là “bị chạm nọc”. Những biểu hiện bên ngoài:
- Đổ lỗi;
- Đòi hỏi;
- Phán Xét.
Những cảm giác bên trong:
- Cảm giác có lỗi;
- Hổ thẹn;
- Chối bỏ
Các phản ứng bốc đồng, hồ đồ này dựa trên một hệ thống niềm tin của tâm thức trẻ thơ chưa trưởng thành, tâm thức này luôn nhận biết như quá khứ tổn thương đang diễn ra bây giờ. Hai điểm chính về một phản ứng hồ đồ:
- Chúng là Nhị Nguyên, nghĩa là năng lượng cảm xúc bị tách biệt khỏi năng lượng tâm trí;
- Chúng vô trách nhiệm với chính chúng. Chúng trách cứ và đòi hỏi từ người khác.
Bước 3. Tuyến phòng vệ thứ 3
Nỗi đau nhức nhối bạn luôn tạo đi tạo lại suốt cuộc đời. Nỗi đau này đến từ sự suy diễn và tự kết luận của nhận thức trẻ thơ không đúng đắn, bạn sẽ mang theo nhận thức này cả vào đời sống trưởng thành. Biểu hiện:
- Bất lực;
- Nạn nhân;
- Tuyệt vọng;
- Tự phán xét.
Nếu bạn cứ tiếp tục trách móc và đòi hỏi, bạn sẽ dấn sâu vào nỗi đau nhức nhối của mình, nỗi đau vừa bất lực lại vừa vô vọng. Nó bất lực và vô vọng vì bạn đã trao sức mạnh sáng tạo cuộc sống của mình cho người khác – người mà bạn cố quy kết trách nhiệm về cuộc đời bạn.
“Ôi, nó lại lặp lại nữa rồi, anh ta/cô ta thể nào cũng làm thế với tôi, tôi biết ngay mà”. Đó là lý do vì sao nó vô vọng. Bất kể bạn có cố gắng đến đâu thì việc trách cứ người khác về cuộc đời mình, nỗ lực đòi hỏi họ phải trả nó lại cho bạn tới mức nào, những hành động ấy cũng sẽ không và không thể mang lại kết quả.
Bởi vì bạn, chứ không phải họ, mới là người níu cho nó ở nguyên tại chỗ. Bạn không thể thay đổi cuộc đời mình bằng cách bắt người khác thay đổi. Bạn chính là người phải thay đổi.
Bước 4. Gia tăng năng lượng của chấn thương
Bạn quay trở lại trạng thái mất cân bằng bên trong (quay lại bước 1):
- Tăng cường chấn thương và in dấu nhiều hình ảnh hơn;
- Bổ sung và hệ thống niềm tin nhị nguyên bằng những kết luận bạn tự nói với chính mình như: “Điều này luôn xảy ra với tôi”, “Đàn ông/đàn bà toàn đồ phản bội, không đáng tin”, “Đời về cơ bản là hãm”, “Hôn nhân là địa ngục”, “Ở đời được thứ này thì sẽ mất thứ khác”.
Nếu đến bước 4, bạn tổn thương hơn sau cuộc cãi lộn, bạn lại tự xoa dịu các phản ứng cảm xúc hồ đồ của mình để quay lại bước 1 – mất cân bằng bên trong của vòng luẩn quẩn. Thật không may chúng chỉ củng cố cho lối mòn phản ứng hồ đồ xảy ra nhanh hơn và dữ dội hơn ở những lần tiếp theo, bởi vì chúng ta là những sinh vật của thói quen. Càng lặp lại phản ứng vòng luẩn quẩn nhiều lần, chúng ta càng dễ bị trượt vào nó thêm lần nữa.
Tất cả 4 bước trên là hoàn tất 1 vòng lặp luẩn quẩn. Chúng xảy ra biết bao nhiêu lần trong cuộc sống trưởng thành của bạn. Mỗi lần xảy ra lại gia tăng mức độ nhức nhối và củng cố mạnh mẽ cho niềm tin nhị nguyên khiến bạn chối bỏ sức mạnh sáng tạo của mình. Điều này diễn ra càng lâu, bạn càng quên mất nguyên nhân của nỗi đau cốt lõi ban đầu.
Giải phẫu một phản ứng “cảm xúc hồ đồ” (viết tắt là CXHĐ)
1. Một phản ứng CXHĐ có thể bị kích hoạt từ tâm lý bên trong hoặc hoàn cảnh bên ngoài.
2. Phản ứng CXHĐ không hề liên quan đến “tình huống/con người hiện tại”, nó thực chất là phản ứng với sự kiện/con người trong quá khứ (nhưng chúng ta k nhận thức được sự thật này)
3. Phản ứng CXHĐ không mang tính khách quan.
4. Không thể giao tiếp khách quan với người đang trong trạng thái bị kích hoạt cxhđ
5. Khi CXHĐ bị nhắm vào ai có thể gây ra tổn thương cho đối tượng đó.
6. Khi vừa có phản ứng CXHĐ vừa nói: “Hãy lắng nghe một chút sự thật trong điều tôi nói” là bạn vừa có thể làm tổn thương người kia, đồng thời bắt họ chịu trách nhiệm tìm ra một chút sự thật của bạn.
Bạn yêu quý: Khi soạn nội dung này, tôi thầm ước sẽ không có ai bị thu hút bởi đề tài và kiến thức này. Bởi như thế nghĩa là bạn đang cân bằng và bình an. Nhưng nếu bạn đã ở đây, tôi rất chân thành để gửi tới bạn một thông điệp rằng: Mọi vết thương lòng đều có khả năng được hoá giải và hàn gắn. Đây là sự đảm bảo tối cao của tạo hoá. Chỉ cần bạn cam kết và kiên nhẫn với bản thân bạn sẽ nhận được sự trợ giúp cần thiết để hoàn tất quá trình “hồi phục”.
(Còn tiếp)
Nội dung bài được Body & Mind trích lược/ tóm gọn từ bộ sách gồm 3 cuốn của bà Barbara Brennan.
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.