Mỗi chúng ta có thể lựa chọn: Hoặc đi vào nỗi sợ hãi và cảm nhận nỗi đau dịu dàng trong vài phút, hoặc đời đời tái tạo lại nỗi đau nhức nhối, sự vô vọng, sự tự chối bỏ sức mạnh bản thân và mất khả năng tạo ra cuộc đời mãn nguyện. Công việc này đòi hỏi bạn phải quy phục nỗi sợ hãi và cảm nhận được sự yếu đuối, bất lực mà bạn đã dành cả đời mình để chống lại. Bằng cách phá vỡ nó, bạn bước vào trạng thái TỰ DO của cuộc sống đầy yêu thương mà bạn chưa từng biết trước đây.
Cần có hiểu biết, niềm tin và thực hành cần mẫn để phá vỡ những vòng luẩn quẩn, nhưng bạn càng thực hành nhiều, chúng càng trở nên dễ dàng. Bạn cũng cần can đảm để đương đầu với các cảm xúc mà bạn đã chôn vùi như: sự kinh hãi, nỗi khiếp sợ trước nỗi đớn đau. Tuy nhiên, một khi bạn đã đi thẳng được vào nỗi đau gốc rễ, mọi thứ liền thay đổi.
Nguyên lý phá vỡ vòng lặp khổ đau
1. Đi thẳng vào nỗi đau cốt lõi;
2. Ở yên đó và cảm nhận nỗi đau này trong vài phút;
3. Chuyển từ vị trí nạn nhân sang vị trí của người chịu trách nhiệm sáng tạo ra các trải nghiệm.
Bằng cách ấy khối tắc nghẽn năng lượng của chấn thương sẽ được giải phóng và gỡ bỏ.

Các bước thực hiện phá vỡ vòng lặp khổ đau
1/ Học cách phát hiện ra khi mình đang bị kích hoạt các phản ứng bốc đồng: “Bình tĩnh, hít thở sâu, rồi bạn sẽ được an toàn”. Dấu hiệu nhận biết:
– Trọng tâm hướng ra bên ngoài và hội tụ ở người khác, nó không hướng vào bên trong để hội tụ vào bản thân.
– Bạn đang đổ lỗi, yêu cầu người khác phải thay đổi theo ý bạn muốn.
– Bạn tin rằng nếu họ thay đổi theo ý mình thì bạn sẽ có hạnh phúc.
Sự thật là:
– Bạn cần hội tụ vào quá trình bên trong bạn – thứ vốn là nguyên nhân thật sự gây ra hoàn cảnh hiện tại.
– Khi mong chờ người khác thay đổi sẽ khiến đời mình trở nên tốt đẹp hơn là bạn đã từ bỏ sức mạnh của chính mình.
– Vòng luẩn quẩn sẽ tiếp tục cho đến khi bạn chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.
2/ Bạn đang có phản ứng bốc đồng và bạn phải chịu trách nhiệm xử lý nó. Nguyên nhân gốc rễ đến từ chấn thương quá khứ. “Lúc đó tôi chỉ là một đứa trẻ và tôi đã không thể làm được gì”.
3/ Tạm thời ngưng giao tiếp. Không bao giờ cố gắng tiếp tục tranh cãi khi bạn đang trong trạng thái bốc đồng. Tập trung sức mạnh để thừa nhận bạn đang trong trại thái bị kích hoạt và cần dừng nó lại. Tuy nhiên trước đó cần có sự thoả thuận với đối phương rằng: “mỗi khi tôi bị kích hoạt tôi sẽ yêu cầu được ở một mình để định tâm nhưng tôi sẽ quay lại”. Nhằm trấn an được đối phương khỏi cảm giác bị bỏ rơi hoặc xem thường. Cũng tránh cho bạn không nói những điều có thể khiến bạn ân hận, tránh tạo thêm những mâu thuẫn và hiểu lầm giữa hai bên. Cần thiết lập thoả thuận ngay từ sớm để ngăn chặn vòng xoáy là phần việc rất quan trọng.
4. Tạm ngưng kết nối và hướng vào bên trong chính mình là bạn đang đi vào trạng thái chữa trị sâu. Nếu bạn đang cố đạt được điều gì thì trong tình huống đó, hãy từ bỏ ý định. Thuyết phục mình là bạn sẽ nói chuyện khi cả hai đã định tâm và cân bằng hơn.
Khi thực hiện 4 bước này, bạn đã vượt qua vòng luẩn quẩn lần đầu tiên, khiến năng lượng cốt lõi bên trong được giải phóng. Bạn thấy mình yêu thương và chấp nhận bản thân. “Tôi có thể thử việc này một lần nữa”. Hiệu quả chưa xuất hiện ngay lập tức. Hãy nhớ đây là một quá trình bạn cần duy trì liên tục. Nhưng bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng với nỗ lực của mình.
Đọc phần hai của bài viết: Vòng lặp khổ đau của vô vọng, tuyệt vọng và sự chối bỏ sức mạnh bản thân.
Thay cho lời kết:
- Hãy thay thế “TẠI BẠN làm tôi tức giận” thành “ TÔI đang cảm thấy tức giận”, để bạn ý thức được việc ngừng ném năng lượng tức giận sang đối tượng bên ngoài.
- Hãy rộng lượng với chính mình, hãy hỏi “Vì sao tôi thấy tức giận? Chúng hình thành trong tôi từ bao giờ?”. Một ký ức, một hình ảnh, một âm thanh, một cảm giác cũ có thể xuất hiện, hoặc vào lúc khác khi bạn đang làm việc gì đó. Hãy lưu tâm với chúng, chúng là manh mối để bạn tìm được vào vết thương cốt lõi.
- Nếu bạn không có thời gian và không gian riêng, hãy hướng sự tập trung sang một hoạt động khác tạm thời. Vẫn tốt hơn việc để mất bình tĩnh trong tranh cãi.
- Khi bạn chìm vào nỗi đau bên trong vết thương và các năng lượng nhị nguyên cùng khơi dậy, đau đớn sẽ dịu đi bởi vì đó là một bước để tiến vào toàn thể.
- Việc hướng sự chú ý vào bên trong và việc cảm nhận nỗi sợ hãi, tức giận, tổn thương… của nỗi đau trong vết thương chính là sự chữa trị.
- Vào thời điểm của nỗi đau ban đầu bạn mới chỉ là 1 đứa trẻ, hoặc một thiếu niên mới chập chững bước vào đời và chưa có kinh nghiệm sống, tất cả khiến bạn choáng váng. Bây giờ bạn đã có đủ sức mạnh để chịu đựng được các cảm xúc đó.
- Thật nhẹ nhõm khi đơn giản là hiện hữu trong điều đã diễn ra, thừa nhận sự chân thực của nó, cảm nhận tình yêu thương đối với chính bản thân mình, và giải phóng những năng lượng tồn đọng bị lưu giữ sâu bên trong mà có lẽ đã tồn tại trong rất nhiều năm tháng.
Nội dung bài được Body & Mind trích lược/ tóm gọn từ bộ sách gồm 3 cuốn của bà Barbara Brennan.
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.